Blog

Home  /  Trị Mụn   /  Tổng hợp các thành phần dễ gây DỊ ỨNG trong mỹ phẩm

Tổng hợp các thành phần dễ gây DỊ ỨNG trong mỹ phẩm

Hi cả nhà, lại là Thủy đây! Ở bài trước Thỉ đã có đề cập về da kích ứng, dị ứng mỹ phẩm. Các bạn có thể xem lại ở đây.

Tuy nhiên để có thể ngừa tình trạng kích ứng da ngay từ bước đầu thì ở bài viết này, Thỉ sẽ đề cập đến các hoạt chất dễ gây dị ứng nhất đối với làn da mà khi chọn mua và sử dụng mỹ phẩm các bạn nên cân nhắc

DỊ ỨNG VỚI CÁC NHÓM CHẤT PARABEN

Chất bảo quản Paraben là nhóm chất dễ gây dị ứng ở da nhất bởi chúng được sử dụng trong các mỹ phẩm, dược phẩm và kể cả thực phẩm. Hai chất thường thấy là parabens (axit hydroxybenzoic este) và MIT/CIT (methyllisothiazolinone / methyl chloride isothiazolin-one) .

Nhiều nghiên cứu báo cáo sự nguy hại về mỹ phẩm chứa paraben nồng độ cao có thể gây ra viêm da tiếp xúc, hiện tượng kích ứng da. Đồng thời các nhóm chất paraben này có thể tích lũy trong cơ thể người, làm tăng nguy cơ phụ nữ mắc bệnh ung thư cao.

Dưới đây là một số các nhóm chất paraben thường có trong mỹ phẩm:

1. Ethylparaben

Ethyparaben – một trong những chất bảo quản được sử dụng nhiều nhất trong nhóm parabens. Ethyparaben giúp kháng khuẩn, nấm mốc, nấm men và vi khuẩn. Tuy nhiên trong quá trình giết chết các vi khuẩn có hại Ethyparaben cũng vô tình giết chết các vi khuẩn có lợi. Dần dà khả năng miễn dịch của da giảm đi, da dễ nhạy cảm, dị ứng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Từ đó da dễ nổi mụn hơn, da sớm lão hóa, cấu trúc collagen của da bị phá hủy, chức năng phục hồi da cũng suy giảm, dễ để lại sẹo rỗ, các vết thâm mụn trên da.

2. Methylisothiazolinone

Methylisothiazolinone (MIT) được sử dụng khá phổ biến trong các sản phẩm chăm sóc da. Đây được xem như là một loại thuốc diệt nấm, Nhiều nghiên cứu về chất này dễ gây di ứng da và gây tổn hại cho đôi mắt nếu tiếp xúc. Thế nên nếu có thể Thỉ khuyên bạn hãy loại bỏ chất này ngay từ ban đầu.

3. Chloro-metylisothiazolinone/ Methylisothiazolinone

Đây là loại paraben ít gây dị ứng da nhất, nhẹ nhàng hơn rất nhiều các loại parabens khác. Tuy nhiên các bạn có làn da nhạy cảm thì vẫn nên cẩn thận nhé .

Ngoài ra Propylparaben, Butylparaben, Sodium benzoate, Benzoic acid, Dehydrogenated acetic acid,  5-bromo-5-nitro-1, 3-dioxan, Benzyl Alcohol cũng là các chất dễ bắt gặp trong các nhãn hàng mỹ phẩm…..Tuy nhiên không phải paraben nào cũng đều gây kích ứng ví dụ như Ethylhexylglycerin là một chất bảo quản khá lành tính

DỊ ỨNG VỚI CÁC NHÓM CHẤT ACID BÉO

Dĩ nhiên không có gì là hoàn hảo. Hầu hết các bạn biết rằng acid béo là những acid có lợi cho làn da. Tuy nhiên vẫn có một số ít acid béo có chỉ số kích ứng da nhẹ, điển hình là Dầu dừa hay Rosehip Oil. Số ít khách hàng đến với Thủy vẫn bị kích ứng, da nổi mụn với chúng.

Các acid béo có thể gây dị ứng là: steraic acid, nhưng myristic acid, palmitic acid, thậm chí oleic acid cũng có khả năng gây ra phản ứng dị ứng. Dù chưa có nghiêncứu nào khẳng định acid béo gây kích ứng nhưng vẫn có thể nói nguyên nhân acid béo gây dị ứng da ở đây có thể là do công thức chế biến của nhà sản xuất. Tuy nhiên giải pháp an toàn cho da ở đây vẫn là nên dùng những loại dầu dưỡng da chứa acid béo nguyên chất để khả năng dị ứng đạt mức thấp nhất có thể.

DỊ ỨNG VỚI HIDROQUINONE

Được biết đến như là một chất làm trắng da nhờ cơ chế tẩy tế bào chết trên da. Khi sử dụng có thể gây dị ứng và làm tăng sự nhạy cảm với ánh mặt trời, là một chất tiềm tang nguy cơ gây ung thư

DỊ ỨNG VỚI CÁC NHÓM  ALCOHOL (CỒN)

Trong mỹ phẩm cồn được chia ra làm 2 nhóm là Cồn khô (drying alcohol) và Cồn béo (fatty alcohol)

1. Cồn khô (Drying alcohol)

Cồn khô trong mỹ phẩm có những đặc tính gần giống với cồn trong rượu bia giúp bảo quản và tăng tuổi thọ cho sản phẩm. 7 loại cồn khô dễ gây dị ứng nhất là:

  1. Alcohol
  2. Alcohol denat
  3. Benzyl alcohol
  4. Isopropyl alcohol
  5. Ethanol
  6. Ethyl alcohol
  7. Methanol

2. Cồn béo (Fatty alcohol)

Cồn béo với công dụng chính nhằm tăng khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và mềm da. Thế nên rất được các nhà sản xuất ưa dùng trong các sản phẩm dưỡng. Dù ít gây kích ứng da nhưng vì khả năng dưỡng ẩm cao, nên các bạn da dầu, hỗn hợp thiên dầu sẽ rất dễ bị mụn nếu dùng không đúng cách. Các bạn có thể tìm thấy cồn béo xuất hiện dưới những tên sau :

  1. Behenyl alcohol
  2. Cetyl alcohol
  3. Cetearyl alcohol
  4. Caprylic alcohol
  5. Isostearyl alcohol
  6. Stearyl alcohol
  7. Myristyl Alcohol
  8. Lanolin Alcohol

DỊ ỨNG VỚI SILICONE

 

Silicone là tên gọi của một nhóm các hợp chất polymer nhân tạo. Gồm các thành phần chủ yếu là silicon, oxy, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Silicon trong mỹ phẩm thì thường có tác dụng là làm mềm mịn và khóa ẩm. Tuy nhiên vẫn gây kích ứng với một số loại da.

  1. Cyclopentasiloxane
  2. Cyclohexasiloxane
  3. Dimethicone
  4. Phenyl trimethicone

DỊ ỨNG DO PARFUM VÀ ESSENTIAL OIL

Parfum là hóa chất được sử dụng để tạo mùi hương trong mỹ phẩm. Essential oil hay còn được biết đến là tinh dầu. Đây là 2 thành phần có trong nhóm có khả năng dễ gây dị ứng nhất.

Dưới đây là danh sách 17 hoạt chất Parfum và Essential oil dễ gây kích ứng nhất là:.

  1. Anise alcohol
  2. Acetyl alcohol
  3. Benzyl salicylate
  4. Benzyl benzoate
  5. Butylphenylmethylaldehyde
  6. Citral
  7. Coumarin
  8. Citronella
  9. Cinamyl Alcohol
  10. Cinnamic acid benzyl ester
  11. Geraniol
  12. Eugenol
  13. Linolool
  14. Hydroxy citronellal
  15. Hexyl cinnamaldehyde
  16. New lily aldehyde
  17. Pentyl cinnamaldehyde

KẾT LUẬN

Các bạn biết đấy, không có gì là tuyệt đối. Dù trên đây Thủy liệt kê các nhóm thành phần dễ gây dị ứng, kích ứng nhưng tùy làn da, tùy cơ địa mà nếu sản phẩm bạn đang dùng có vô tình chứa những thành phần như vậy thì khoan vội vứt đi mà hãy xem xét kĩ tỷ lệ, nồng độ chúng như thế nào bạn nhé. Nếu không vượt quá tỷ lệ cho phép bạn vẫn có thể dùng được vì không phải trước khi đọc bài này, da bạn chẳng phải vẫn đang mạnh khỏe sao. Thủy mong rằng với những thông tin Thủy chia sẻ sẽ giúp cả nhà được bổ sung kiến thức về làm đẹp cũng như tìm lại được cho mình một làn da khỏe đẹp cả nhà nhé.

Chúc các bạn luôn tươi trẻ mỗi ngày!

 

 

 

 

 

No Comments
Post a comment