Blog

Để TRỊ MỤN hiệu quả, bạn cần biết 7 Nhiệm Vụ này!

Bất kì ai đã và đang điều trị mụn không hiệu quả. Bạn dùng nhiều phương pháp khác nhau để trị mụn từ đi spa đến bệnh viện da liễu; thì bài viết này sẽ là cẩm nang hữu ích giúp bạn trị mụn hiệu quả và giải đáp vì sao bạn trị mụn hoài không khỏi.

Đặc biệt, nội dung chính của bài viết phục vụ cho da đã sử dụng qua kem trộn, bị nhiễm corticoid hoặc kích ứng do do dùng mỹ phẩm không phù hợp trong thời gian dài. Skintype (loại da) của bài viết này xoay quanh là da dầu nhiều mụn trứng cá, mụn viêm và lỗ chân lông to.

! Cảnh báo: bài viết sau đây sẽ rất dài và bổ ích – bạn sẽ cần kiên trì và giấy ghi chú nữa đấy, Thuỷ đã đúc kết ra 7 Nhiệm Vụ chính cần phải làm để giúp bạn trị mụn hiệu quả nhất. Ngoài ra, bạn sẽ còn hiểu được những kiến thức bổ ích sau:

  • 7 Nguyên nhân gây nổi mụn thường gặp
  • Sự khác nhau giữa MỤN VIÊM và MỤN KHÔNG VIÊM
  • Hướng dẫn lựa chọn sản phẩm cho Da Mụn
  • Ba nguyên tắc cốt lõi trong việc thiết lập Liệu Trình Chăm Sóc da mụn.

Cơ hội thanh lý MỤN nằm trong tầm tay bạn.
Bắt đầu thôi!

 

Nhiệm vụ 1: TRUY TÌM NGUYÊN NHÂN GÂY MỤN

Xác định đúng nguyên nhân gây nổi mụn là bước phải làm đầu tiên (không phải bỏ tiền mua thật nhiều mỹ phẩm đắt tiền). Thuỷ đã trên 2 lần bị mụn và việc xác định đúng nguyên nhân đã rút ngắn thời gian Thuỷ hồi phục da và tìm ra cách trị mụn. Lần một là năm đầu đại học, thời ấy còn “ngáo ngơ”  nên mua phải kem trộn dẫn đến việc da bị nhiễm corti-coid, da mỏng, nổi mụn viêm và ửng đỏ hai bên má. Lần hai nổi mụn do dị ứng với kem chống nắng. (còn gọi là break-out) (ở lần hai là do hậu quả còn lại do dùng kem trộn 2 năm trước – cấu trúc da Thuỷ vẫn còn yếu)

Nếu bạn đang dùng Kem Trộn và da bị nhiễm Corti-coid, hãy đọc bài viết này:
 >> Chăm sóc và phục hồi da nhiễm corticoid do kem trộn (đang cập nhật)

Vậy khi nào da chúng ta Nổi Mụn?

Có hàng ngàn cách khiến da nổi mụn, nhưng để gói gọn lại vấn đề thì trường hợp phổ biến nhất là “Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, da chết, mỹ phẩm “. Vậy một cái mụn sinh ra thường là do lỗ chân lông bị tắc nghẽn, lý do là vì chúng ta làm sạch chưa đủ hoặc làm sạch sai cách. Tổng hợp lại thì đây là 7 nguyên nhân gây nổi mụn thường gặp ở nhiều cô gái:

  • Sự tăng tiết bã nhờn trên da do tác động của môi trường như: nắng, gió, khói bụi, ô nhiễm không khí.
  • Do sự thay đổi nội tiết tố cơ thể (xảy ra cả ở nam và nữ). Thường gọi là Mụn nội tiết
  • Do chế độ nghỉ ngơi, ăn uống không hợp lý (ngủ quá muộn, ăn quá nhiều đồ cay nóng, đồ nhiều dầu mỡ gây ra mất cân bằng Omega 3-6-9 trong cơ thể…).
  • Chăn ga gối không sạch sẽ, khăn rửa mặt ẩm mốc không giặt thường xuyên, khẩu trang đeo hàng ngày chưa đảm bảo vệ sinh.
  • Tay bẩn chưa rửa và vệ sinh sạch thường xuyên sờ lên mặt và vân vê các nốt mụn, gây ra nhiễm trùng.
  • Do kích ứng hoặc dị ứng với một thành phần nào đó có trong mỹ phẩm.
  • Thường xuyên trang điểm gây ra bí lỗ chân lông, dùng kem chống nắng hàng ngày nhưng chưa làm sạch da cẩn thận

Ngoài ra, bạn cũng có thể nổi mụn “teen”, là thời điểm bạn bước vào tuổi dậy thì. Mụn có thể đua nhau nở kết hợp với việc tuyến bã nhờn hoạt động quá trớn, khiến da bạn bóng nhờn, xỉn màu cứ như thể bạn là người bỏ bê bản thân.

?Nếu bạn đang ở độ tuổi 12-15 và nổi mụn thì tham khảo bài này nhé: Mụn tuổi dậy thì phải làm gì? (đang cập nhật)

Vì sao trị mụn hoài không khỏi?

Trị mụn hoài không khỏi thường do chúng ta chọn sai phương pháp và không giải quyết được gốc rễ của vấn đề. Đây là sai lầm của rất nhiều người khiến da nổi mụn càng ngày càng nặng. Rất nhiều bạn khi được Thủy tư vấn chỉ sử dụng một loại serum thần thánh nào đó để trị tất tần các loại mụn (mụn viêm và không viêm). Hoặc thay vì chọn tìm hiểu lý do gây ra mụn, bạn lại đi mua nhiều loại bột thiên nhiên về đắp làm mặt nạ mỗi ngày với hy vọng da sẽ hết mụn.

Có những trường hợp tệ hơn, sau một hai tháng trị mụn không hiệu quả, họ dùng phương pháp nặng đô hơn như serum đặc trị gia truyền, rượu thuốc, đông y bôi ngoài không rõ nguồn gốc… Chính vì sự thiếu sót kiến thức chăm sóc da này. Khiến cho nhiều bạn từ nước da khỏe mạnh ban đầu, sau thời gian điều trị mụn trở nên mỏng yếu và nhạy cảm.

Các trường hợp bị mụn thường gặp

+ Nếu bạn nổi mụn kéo dài nhiều năm từ lúc dậy thì đến khi đại học → Việc của bạn là phải xem lại bước làm sạch da đã đủ chưa, sữa rửa mặt có làm da căng kích không. Có thường xuyên ăn đồ cay nóng không, thói quen sinh hoạt đã hợp lý và sạch sẽ chưa? Đây là trường hợp mà da bạn không xấu đi và cũng không cải thiện. Cứ hết mụn chỗ này đến chỗ khác lại mọc lên rải rác khắp mặt.

+ Nếu da mặt nổi nhiều loại mụn lên cùng lúc kèm với cấu trúc da mỏng, đỏ ở hai bên má trong giai đoạn hai ba tháng → Bạn cần cân nhắc loại bỏ ngay một hoặc vài sản phẩm “tiềm ẩn” nguy hiểm trong bộ mỹ phẩm. Thường là các loại kem hoặc serum dạng đặc, nhẹ là bào mòn – nặng là nhiễm độc da. Vì đây là các sản phẩm bôi lưu trên da nên tác hại cũng nặng nề hơn.

+ Nếu bạn mụn đầu đen nhiều ở mũi, khắp mặt đổ nhiều dầu cùng với lỗ chân lông to → bạn nên cân nhắc thay đổi sửa rửa mặt, bổ sung bước cân bằng pH với Toner. Kết hợp với tẩy da chết đều đặn mỗi tuần và đắp mặt nạ đất sét để hút bã nhờn. Nói không với sản phẩm chứa Alcohol (cồn) và các sản phẩm hút dầu cưỡng bức.

+ Nếu da bị mụn lâu năm, da nhiều sẹo, rỗ và sưng viêm nặng. Mụn nang sưng to đau nhức → Bạn không thể trị mụn bằng mỹ phẩm được nữa, bạn cần gặp bác sỹ da liễu ngay. Các liệu pháp ánh sáng và dược phẩm sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn. Càng dùng nhiều mỹ phẩm, da bạn càng tệ.

Ngoài ra, bạn nên tự kiểm tra bản thân mình có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn không, có đi “nặng” thường xuyên và dễ dàng không? Có sử dụng thuốc tránh thai khẩn khấp hoặc thuốc tây điều trị bệnh nào không?

Xác định nguyên nhân gây mụn và cách ly tác nhân gây mụn là bước đầu tiên trong việc trị mụn. Kết hợp với làm sạch da (rửa mặt) là bước nền tảng cho mọi trường hợp. Đôi khi bạn cần nhiều thời gian hơn để xác định được đâu là nguyên nhân chính. Thủy cũng gặp một chị nổi mụn do làm việc trong môi trường ô nhiễm (môi trường bụi kim loại) mất đến vài tuần để xác định đâu là nguyên nhân gây mụn.

Nhiệm vụ 2: XÁC ĐỊNH LOẠI DA (skin type)

Da mặt của chúng ta được chia làm 5 loại như sau:

 

+ Da thường: không quá nhờn, không quá khô. Trên da có một lớp màng acid bóng nhẹ để bảo vệ da. Đây là làn da lý tưởng mà bao chị em phụ nữ mong muốn có được.

+ Da khô: có thể nói đây là làn da cực kì háo nước, thiếu độ ẩm vì làn da này luôn trong tình trạng khô rát ở mọi môi trường.

+ Da dầu: đổ dầu khắp mặt, da thường bóng nhờn, dễ bám bụi và nổi mụn.

+ Da hỗn hợp: Da hỗn hợp thiên dầu là loại da phổ biến nhất ở những vùng khí hậu nhiệt đới (trong đó có cả Việt Nam). Đổ dầu nhiều ở vùng T khu vực trán và mũi.

+ Da nhạy cảm: làn da “ đỏng đảnh” và rất khó chiều, dễ mẫn đỏ, kích ứng.

Điều quan trọng bạn cần nhớ là dù bạn thuộc loại da nào thì nguy cơ xuất hiện mụn cũng rất cao nếu như bạn không có một “quy trình làm sạch da đúng cách”

Vậy làm cách nào để chúng ta biết được mình thuộc loại da nào để có cách chăm sóc phù hợp? Để cho các bạn dễ hình dung cũng như hiểu rõ hơn về làn da của mình, các bạn click vào link này để tìm hiểu nhé!

Xem chi tiết >> Cách nhận biết và chăm sóc cho từng loại da

Nhiệm vụ 3: PHÂN BIỆT CÁC LOẠI MỤN VÀ TRỊ MỤN

Nhắc đến mụn mọi người sẽ liên tưởng ngay tới Mụn Đầu Đen hay Mụn Trứng cá hoặc Mụn bọc, đúng chứ? Quá nhiều loại mụn mọc cùng lúc trên mặt, Thuỷ nghĩ chắc bạn sẽ bị bấn loạn đôi chút vì không biết phân biệt loại nào ra loại nào. Mụn không phải tự nhiên xuất hiện mà nó cần một quá trình để hình thành và phát triển từ Mụn Không Viêm sang Mụn Viêm. Do vậy việc nhận biết các loại mụn cũng như hiểu rõ hơn về quá trình hình thành mụn sẽ giúp chúng ta dễ dàng đưa ra những liệu pháp điều trị phù hợp và đạt hiệu quả tốt nhất.

Sự tắc nghẽn của một cái mụn ép bề mặt lỗ chân lông nhỏ lại nhưng lại khiến nang lông phình to ra. Vì vậy sau đợt mụn, nhân mụn ra đi để lại một lỗ chân lông rộng ngoác.

Mụn không viêm

+ Nếu bề mặt lỗ chân lông đóng hẳn, thì chúng ta có mụn đầu trắng (hoặc mụn ẩn). Nếu mụn đầu trắng nằm phía trên, gần miệng nang lông thì bạn sẽ rất dễ nặn. Còn nếu nó ở sâu dưới nang lông, thì nó sẽ khó xử lý.

+ Nếu bề mặt lỗ chân lông đóng chưa hết và đầu mụn bị tiếp xúc với không khí, thì giống như một quả táo bị gọt, bề mặt nó sẽ bị thâm. Khi đó ta có một cái mụn đầu đen!

Nhiều người quan tâm >> Trị Mụn Đầu Đen (đang cập nhật)

Mụn không viêm (còn gọi là Mụn không đau) là những nốt mụn tử tế và lịch sự. Chúng không sưng đỏ, không gây đau hay nhức nhối. Mụn không viêm như một đứa trẻ nhỏ, tuy quậy phá nhưng không gây thiệt hại nhiều.

Mụn viêm

Nếu mụn không viêm không được xử lý kết hợp với vi khuẩn P.Acnes sẽ tạo thành mụn viêm. Viêm là sự đấu tranh giữa sự đề kháng của chúng ta với vi khuẩn, các vi khuẩn P.Acnes với thức ăn là phần dầu tiết vào nang lông. Sau thời gian sẽ trở nên đông đúc và tấn công vào thành nang lông, làm nang lông hỏng hóc.

Cái mụn viêm này sẽ chỉ là cái mụn đỏ nhỏ bé, không có mủ. Nếu bỏ mặc nó, vi khuẩn P.Acnes sẽ hình thành một đội quân tàn phá nặng nề hơn, và cái mụn đỏ ban đầu sẽ thành một cái mụn mủ, bạn có thể thấy nhức ở phần mụn. Mụn mủ là mụn đỏ nặng thêm một cấp; nó có một nhân mủ trắng ở giữa, người ta hay gọi nó là “Mụn trứng cá”. Và nếu tiếp tục không được xử lý, cái mụn đỏ nhỏ bé ban đầu sẽ trở thành một cái Mụn Bọc.

Mụn viêm Mụn Bọc

Mụn bọc là cái mụn lớn to tướng, nó rất nhiều mủ và sưng to gây đau đớn. Lúc này nang lông đã bị phá vỡ, một vùng đã bị tổn thương. Dù muốn hay không thì sau khi trị mụn, nó sẽ để lại tàn tích là những vết sẹo rỗ và lỗ chân lông rộng ngoác. Lũ vi khuẩn nhỏ xíu kia là kẻ thù của bạn.

Có thể bạn quan tâm >> Nguyên nhân gây Mụn Ẩn dưới da và cách trị mụn ẩn (đang cập nhật)

Xác định tình trạng “mụn” trên da

Xác định đúng tình trạng MỤN đang gặp phải; giúp bạn có một biện pháp chăm sóc da đúng đắn, mụn không viêm sẽ không có cơ hội trở thành mụn viêm, hoặc mụn viêm nhẹ sẽ không nặng hơn để sinh ra những tổn thương lâu dài.

Vì mỗi người là mỗi loại da, mỗi trường hợp mụn riêng biệt với tình trạng khác nhau. Thủy không thể đưa ra công thức trị mụn chung cho tất cả. Thế nên trong trường hợp tình trạng mụn trên mặt của bạn càng ngày càng xấu đi. Mụn nổi nhiều hơn mà bất lực trong việc tìm biện pháp điều trị hãy để lại thông tin ở dưới – Thủy sẽ giúp bạn hoàn xây dựng liệu trình chăm sóc da cá nhân hóa.

ĐẶT LỊCH TƯ VẤN, THỦY SẼ GIÚP BẠN

Nếu tình trạng mụn trên mặt của bạn càng ngày càng xấu đi, mụn nổi nhiều hơn mà bất lực trong việc tìm biện pháp trị mụn

Nhiệm vụ 4: THIẾT LẬP QUY TRÌNH TRỊ MỤN TỪNG BƯỚC

3 Nguyên tắc cốt lõi

Nếu da hết mụn là một đích đến thì cũng có rất nhiều phương pháp giúp bạn trị mụn. Mỗi người sẽ chọn cho mình một hướng đi phù hợp, có người dùng các sản phẩm có tính tẩy rửa và sát trùng cao, nhằm tiêu diệt vi khuẩn gây mụn đồng thời làm tổn thương tế bào da. Có người chọn trị mụn bằng cách không dùng gì cả (vì càng dùng da lại càng lên mụn). Có người kết hợp rất rất nhiều sản phẩm từ Hàn Quốc đến Nhật Bản. Có người chọn MAKE-UP thật dày để che đi các nốt mụn phía dưới. Trong bài viết này, Thuỷ thiết lập liệu trình trị mụn dựa trên 3 nguyên tắc cốt lõi sau:

Nguyên tắc 1 – Làm Sạch Không Cưỡng Bức
Để hiểu thế nào là làm sạch không cưỡng bức, trước hết hãy hiểu thế nào là làm sạch cưỡng bức. Làm sạch cưỡng bức là sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa mạnh như Sữa Rửa Mặt nhiều bọt và có tính kiềm cao, hoặc dùng Nước tẩy trang chứa cồn, Tẩy da chết với BHA…. Hoặc mạnh tay hơn với các phương pháp lăn kim, peel da…

Đối với hầu hết mọi cô gái ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa (độ ẩm cao và thời tiết nóng) da chúng ta thuộc loại hỗn hợp thiên dầu hoặc dầu. Không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước Đông Nam Á, tuyến bã nhờn hoạt động hiệu quả quá mức cần thiết. Và để kiềm hãm dầu nhờn trên da, các sản phẩm công nghiệp sẽ tăng mạnh liều lượng chất tẩy để làm sạch dầu trên da. Còn Thủy thì áp dụng phương pháp dĩ độc trị độc: Dùng dầu để kiềm dầu. Phương pháp này mình sẽ nói rõ hơn ở Nhiệm Vụ số 5.

Nguyên tắc 2 – Tối giản Thành Phần và Liệu trình (sản phẩm phải tối giản thành phần, tối giản công thức, loại bỏ các bước không cần thiết trong chu trình skincare)
Mục tiêu chính lúc này là phục hồi da và trị mụn, vì vậy cần tập trung vào một vấn đề trị mụn để tiết kiệm thời gian và mang hiệu quả cao nhất. Nghĩa là nếu bạn trị mụn thì chỉ cần sản phẩm trị mụn. Không cần tính năng thêm giúp trắng da, không cần sản phẩm vừa trị mụn vừa cấp dưỡng, không cần chống nắng… Việc lan man thường khiến bạn bị mụn dai dẳng.

Nguyên tắc 3 – Đặc Trị Không Hoá Học
Đặc trị không hoá học là “lợi dụng” những đặc tính từ thiên nhiên có lợi cho việc trị mụn. Tựa như việc lợi dụng đặc tính hút mùi của than để khử mùi cơm khê, dùng lá lược vàng để cầm máu, hoặc nếu ăn quá cay có thể uống sữa chua (sữa tươi) để chữa cháy ngay tức thì. Còn trong Skincare, Thủy chọn than tre và tràm trà là nguyên liệu nổi bật. Than tre có tính năng đào thải độc tố, làm sạch sâu, hút bã nhờn hiệu quả. Tràm trà kháng viêm kháng khuẩn mạnh mẽ vẫn đảm bảo hiệu quả lâu dài và lành tính trên da.

Liệu trình trị mụn hiệu quả

Liệu trình chăm sóc da mụn

“Less is more” – da mụn cần tối giản liệu trình và thành phần, điều quan trọng là mang lại hiệu quả cao nhất. Với các bước Thuỷ liệt kê dưới đây, bạn chỉ cần thực hiện một vài bước cốt lõi mà không phải ôm đồm quá nhiều. Ở nhiệm vụ kế tiếp, Thuỷ giúp bạn hiểu chi tiết từng bước và chọn sản phẩm thế nào cho đúng cách! Giúp bạn có một bộ sản phẩm chăm sóc da hằng ngày để trị mụn triệt để, tránh mụn tái đi tái lại, chữa hoài không dứt.

Tẩy trang duy trì
Sữa rửa mặt duy trì
Cân bằng độ pH duy trì
Tẩy da chết hạn chế
Sản phẩm đặc trị duy trì
Cấp nước tùy loại da
Kem dưỡng ẩm tùy loại da
Mặt nạ detox đất sét duy trì
Mặt nạ giấy hạn chế
Chống nắng hạn chế

 

 

Nhiệm vụ 5: CHỌN SẢN PHẨM PHÙ HỢP

Tẩy trang
(làm sạch với dung dịch gốc dầu)

Không trang điểm có cần tẩy trang không? Câu trả lời là có! Vì trong từng nang lông của bạn chứa nhiều bụi bẩn kết hợp với bã nhờn là cơ hội lý tưởng để mụn Không Viêm biến thành mụn Viêm. Thủy thường khuyên các bạn nên tẩy trang sạch da vào cuối ngày, cho dù không trang điểm đi nữa, vì cả một ngày dài da đã chịu sự tiếp xúc với môi trường bụi bẩn khá nhiều rồi. Ngoài công dụng loại bỏ lớp make up, kem chống nắng thì còn giúp làm sạch bã nhờn thừa, cặn bẩn tích tụ và vi khuẩn trên da. Những tác nhân bám chặt ở lỗ chân lông làm nguy cơ phát sinh mụn mà bạn không ngờ tới.

Có thể bạn chưa biết, sửa rửa mặt tác dụng trên bề mặt, chỉ chiếm khoảng 40% khả năng làm sạch da, vì vậy mà mụn cứ hình thành và kéo dài dai dẳng. 60% còn lại là do dầu tẩy trang quyết định. Chất dầu trong dầu tẩy trang giống dầu trên da sẽ hòa tan được toàn bộ cặn bẩn còn sót lại. Hơn thế, dầu dịu nhẹ giúp tuyến bã nhờn được cân bằng, ngừa mụn hiệu quả. Tóm lại, da mụn rất cần được rửa mặt bằng dung dịch dạng dầu bởi khả năng làm sạch gấp 2 lần mà lại rất an toàn và dịu nhẹ.

Tẩy Trang với dung dịch gốc dầu là phương pháp làm sạch tốt hơn dùng nước để rửa mặt. Vì nó có thể hòa được với phần dầu và bụi bẩn trên da. Phương pháp “dầu hoà tan dầu” không những hoà tan mà còn “bóc tách loại bỏ” nhờn thừa, chất bẩn làm sạch sâu tận lỗ chân lông. Lưu ý rằng phải nhũ hóa với nước ấm thật sạch bạn nhé!

  ! Làm sạch và làm sạch triệt để là hai việc rất khác nhau. Hắt nước lên mặt rồi dùng khăn chà xát không phải là làm sạch.

Phụ nữ Hàn bị ám ảnh bởi việc làm sạch da sao cho đúng cách, vì họ biết rằng đó là bước đầu tiên để được mục đích cuối cùng: một làn da sáng bóng mịn màng không mụn. Vậy nên cách làm sạch da đúng là LÀM SẠCH KÉP, đó là đầu tiên bạn dùng dung dịch rửa mặt gốc dầu, sau đó chuyên sang dùng dung dịch rửa mặt gốc nước.

>> Tất tần tật về Tẩy Trang dạng dầu và Làm Sạch Kép: Làm Sạch 2 Bước – DOUBLE CLEASING là gì?
Phương pháp rửa mặt kép cho da mụn

Phương pháp rửa mặt kép cho da mụn

Sửa rửa mặt
(làm sạch với dung dịch gốc nước)

Từ lâu, các chiến dịch quảng cáo đã ăn sâu vào người dùng rằng sản phẩm nào càng nhiều bọt thì càng làm sạch tốt. Điều này có thể đúng khi bạn chọn bột giặt hoặc kem đánh răng. Đối với da, các sản phẩm SRM tạo nhiều bọt thường chứa SLS (Sodium Lauryl Sulfate) và có độ PH cao ngất ngưởng chỉ làm cho da bạn mỏng yếu và tiết dầu nhiều hơn. Ban đầu da “có vẻ” rất sạch, nhưng sau đó da khô căng, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ vì bị sữa rửa mặt cưỡng bức lấy đi lớp dầu tự nhiên cần có trên da. Thế nên để làm sạch da cần lựa chọn các sản phẩm dịu nhẹ và phù hợp nhé!

Tổng kết lại, năm tiêu chí để lựa chọn sữa rửa mặt trị mụn là:

  1. Có độ pH trung tính khoảng 5.5
  2. Không SLS (chất tạo bọt Sulfate)
  3. Không hạt vi nhựa
  4. KHÔNG HƯƠNG LIỆU HÓA HỌC
  5. KHÔNG CHẤT BẢO QUẢN (Paraben)
 Làm sạch da cần chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ

Làm sạch da cần chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ

Cân bằng độ pH

Bề mặt da chúng ta có một lớp màng dầu mỏng được gọi là “màng axit”. Việc dùng các sản phẩm có độ pH quá cao hoặc quá thấp chính là lúc bạn vô tình làm phá hủy đi lớp màng bảo vệ khiến da yếu đi, làm tăng nguy cơ tấn công của vi khuẩn mụn P. Acnes. Một sản phẩm skincare có độ pH lý tưởng nhất dao động trong khoảng 5.5. Khỏi phải nói độ pH cực kì quan trọng, độ pH cũng mang tính quyết định da có khỏe hay không.

Toner cân bằng độ pH giúp da trị mụn hiệu quả

Toner cân bằng độ pH giúp da trị mụn hiệu quả

Toner giúp da cân bằng độ pH như thế nào? Bạn có thể hiểu đại khái Toner có công dụng như một chiếc điều hòa hai chiều. Khi bạn thiếu dầu, Toner sẽ điều khiển cho tuyến bã nhờn hoạt động mãnh mẽ hơn. Nếu da bạn dư dầu, nó sẽ bảo đủ rồi hãy tiết chế dầu lại. Suy cho cùng, Toner là bước cần bổ sung cho mọi loại da chứ không chỉ riêng cho da mụn. Độ pH ổn định sẽ giúp cho tế bào mô da khỏe mạnh, từ đó da sẽ tiếp nhận hoạt chất từ sản phẩm khác hiệu quả hơn!

?Có nhiều câu hỏi về việc dùng Toner trị mụn, Thủy sẽ dành riêng một bài khác nó về việc: Nên hay không nên dùng toner trị mụn?

Serum / Kem đặc trị

Đa số mọi người thường tiến thẳng đến bước đặc trị mụn mà bỏ qua những bước trên. Đó là khi bạn thiết lập quy trình sai -> Kết quả sai. Các sản phẩm đặc trị thường được dùng trên một vùng da cụ thể. BẠN cũng cần được tư vấn rõ bởi các chuyên da khi sử dụng các sản phẩm này mà không quá lạm dụng.

Khi được sử dụng đúng, chỉ một gram Thạch Trị Mụn Tràm Trà sẽ biến một cái mụn viêm sưng xẹp hẳn trong 1 đêm!

Chống nắng

Với quan điểm của nhiều người, chống nắng là một bước không thể bỏ qua. Nhưng với Thủy, bạn hoàn toàn có thể tạm gác bước này qua một bên. Lý do kem chống nắng cũng khiến da bạn bám bụi nhiều hoặc gây dị ứng với da mụn nhạy cảm. Không sử dụng kem chống nắng cũng đồng nghĩa da bạn thông thoáng và thoải mái hơn.

Ngược lại, bạn hoàn toàn có thể ưu tiên chống nắng với khẩu trang, nón, kiếng râm và áo chống nắng khi ra đường. Việc này sẽ an toàn hơn là các sản phẩm chống nắng bôi trực tiếp lên da. Đôi khi kem chống nắng lại là tác nhân chính gây nổi mụn và kích ứng. Trong trường hợp bất khả kháng bạn cần dùng kem chống nắng; thì hãy ưu tiên chọn các dòng kem chống nắng vật lý với thành phần chính là Zinc Oxide hoặc Titanium Dioxide để hạn chế tác động bạn nhé!

Nhiệm vụ 6: CHỤP ẢNH DA MỖI TUẦN

Chụp ảnh da mỗi tuần tiện cho việc theo dõi tình trạng da và quá  trình trị mụn đã tiến triển ra sao. Thời điểm chụp thích hợp nên là vào buổi sáng sau khi bạn rửa mặt xong hoặc vào buổi chiều tối lúc bạn đã tẩy trang sạch. Sẽ có 4 góc ảnh bạn cần chụp: Má trái, má phải, trán, cằm. LƯU Ý rằng phải trung thực với camera thật nhé!

Nhiệm vụ 7: CHUẨN BỊ TÌNH THẦN TÍCH CỰC (positive thinking)

KIÊN TRÌ và SUY NGHĨ TÍCH CỰC

Suy nghĩ tích cực rất quan trọng, bạn không thể nào trị mụn hiệu quả với tinh thần bỏ bê bản thân, ủ dột uể oải chán đời…. Thay vào đó hãy lạc quan về một tương lai tích cực với làn da đẹp, mọi người sẽ trầm trồ hỏi làm sao trị mụn hay thế. Ai đó bị mụn sẽ nhờ bạn tư vấn, còn bạn nhiệt tình chia sẻ về kiến thức mà bạn tích luỹ được trong quá trình thanh lý mụn của mình.

Mụn khiến chúng ta kém xinh đi một chút, nhưng không vì thế mà hấp tấp trong quá trình trị mụn. Chúng ta cần “ít nhất” 28 ngày để da được tái tạo mới (đối với da thường). Và cứ sau mỗi lần tái tạo da như thế da lại khỏe tốt hơn trông thấy! Tùy thể trạng, phụ thuộc vào cơ địa, lối sống sinh hoạt, yếu tố gây ra mụn và tình trạng hiện tại của mỗi cô gái mà thời gian phục hồi ngắn hay dài, có thể 3 tháng – 6 tháng hoặc hai năm. Da bạn đã bị tổn thương và nổi mụn do suốt 2-3 năm thậm chí hơn thế nữa, vì vậy không thể sớm chiều đã đẹp lên được ngay!

Thời gian phục hồi da trung bình mà Thủy thấy ở nhiều bạn là như sau:

+ Da nhiễm coticoid (kem trộn, rượu thuốc):  9 – 24 tháng phụ thuộc vào tình trạng da.
+ Da mụn ẩn kích ứng với mỹ phẩm hoặc kem chống nắng: 3 – 6 tháng.
+ Da khỏe nổi vài cục mụn linh tinh: 3-14 ngày.

NHỮNG LƯU Ý KHI CHĂM SÓC DA MỤN

Khi bị mụn, da chúng ta rất dễ bị tổn thương do đó cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt để tránh các tác hại từ bên ngoài. Sau đây là một vài lưu ý về cách chăm sóc da nhằm hỗ trợ cho quá trình trị mụn đạt được hiệu quả tốt nhất.

  • Không sờ tay lên mặt
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh (ngủ đủ giấc và đúng giờ)
  • Không tự ý nặn mụn
  • Bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời
  • Vệ sinh các đồ dùng thường hay tiếp xúc với da mặt: khăn lau mặt, mền, ga, gối, khẩu trang,..
  • Sử dụng các mỹ phẩm thiên nhiên, biết rõ nguồn gốc.

TỔNG KẾT

Bây giờ thì bạn đã phần nào hiểu được 7 nhiệm vụ chính trong quá trình trị mụn. Nhiệm vụ quan trọng nhất của bạn là bắt tay vào và làm ngay. Đừng chần chừ một giây phút nào nữa nhé! Chỉ có hành động mới tạo ra kết quả. Ngoài ra nếu bạn thấy bài viết này hay và hữu ích, hãy chia sẻ cho bạn bè mình hoặc bấm nút SHARE về Facebook nhé!

Như Thủy có nói ở trên, vì mỗi cô gái sẽ gặp mỗi tình trạng da khác nhau. Vì vậy nếu bạn trong quá trình trị mụn mà cần tư vấn của một chuyên da thì Thủy ở đây để giúp đỡ bạn. Vì vậy đừng ngần ngại!

Đối với bài viết này, nếu có thắc mắc, comment bên dưới bài viết chia sẻ với Thủy nào.Trong tương lai Thủy sẽ chia sẻ về chủ đề rất được nhiều bạn quan tâm đó là: Mụn-Ẩn và Nổi-Mụn-Tuổi-Dậy-Thì. Mọi phản hồi của bạn sẽ là động lực cho Thủy viết thêm nhiều nhiều chủ đề về mụn nữa đấy!

Đặt Lịch Tư Vấn ↓


 

Post a comment